BÍ QUYẾT KIỂM SOÁT TỐT ĐƯỜNG HUYẾT CÙNG NGŨ CỐC ĂN KIÊNG VIỆT ĐÀI
Đường huyết là một thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Thông thường đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trong cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này tăng hay giảm xuống so với mức bình thường thì đây là một tình trạng không bình thường của cơ thể.
Đường huyết tăng cao sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Lượng đường huyết tăng cao là do sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa glucose, kéo theo sự rối loạn chuyển hóa chất béo, chất đạm…. Khi tình trạng rối loạn này diễn ra thường xuyên sẽ gây ra những biến chứng khác như: xơ vữa mạch máu lớn, làm hẹp tắc các mạch máu nhỏ và làm hỏng toàn bộ hệ thống thần kinh. Từ đó kéo theo ra các biến chứng nguy hiểm khác: tổn thương tim, tổn thương thận, tổn thương hệ thần kinh… Ngoài ra, đường huyết cao còn gây nhiễm khuẩn ở nhiều bộ phận trên cơ thể, vết thương khó lành do suy giảm miễn dịch.
Kiểm soát tốt đường huyết, giảm cân, uống thuốc theo toa, ngủ đủ giấc… giúp kiểm soát và phòng tránh biến chứng tiểu đường. Dưới đây là các cách giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm các biến chứng của tiểu đường.
1. Kiểm soát tốt đường huyết hàng ngày
Kiểm soát lượng đường trong máu là mục tiêu hàng đầu của quản lý bệnh tiểu đường. Đối với hầu hết người tiểu đường, đường huyết lúc đói nên ở khoảng 80-130 mg/dL; hai giờ sau bữa ăn là dưới 180 mg/dL.
Theo dõi đường huyết có thể giúp xác định các tác nhân có thể khiến lượng đường trong máu dao động. Ví dụ, nếu lượng đường trong máu của bạn tăng cao hai giờ sau bữa ăn tối, bạn có thể giảm khẩu phần carbohydrate để giảm mức đường huyết trong lần sau. Kiểm tra và ghi nhật ký đường huyết có thể giúp bạn thắt chặt kiểm soát bệnh tiểu đường. Nắm rõ mức A1C (đường huyết trung bình trong ba tháng), huyết áp, cholesterol và giữ những con số này trong phạm vi lành mạnh có thể giúp bảo vệ bạn khỏi các biến chứng bệnh tiểu đường liên quan đến tim, mắt, dây thần kinh và thận.
2. Chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý
Ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Ăn nhiều thực vật hơn, protein nạc (thịt gà, thịt heo nạc, đậu…), chất béo lành mạnh (dầu ô liu, cá béo, các loại hạt…) và ít carbohydrate (tinh bột, đường) có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Xác định thực phẩn chứa carbohydrate, đọc nhãn thực phẩm, đo khẩu phần và đếm lượng carb là những công cụ có giá trị để đạt được mục tiêu ăn kiêng.
Người bệnh có thể kết hợp sử dụng Bột Ngũ Cốc Ăn Kiêng Việt Đài thay thế bữa ăn hoặc dùng như bữa phụ. Đây là một lựa chọn tin cậy về dinh dưỡng chuyên biệt cho người tiểu đường và rối loạn đường huyết, đã được nghiên cứu chứng nhận khoa học. Bột ngũ cốc Ăn Kiêng với công thức cải tiến, sử dụng các thảo dược quý như kỷ tử hoài sơn, khiếm thực giúp kiểm soát tốt đường huyết, đồng thời cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất phù hợp cho người tiểu đường. Trong đó:
🍀 Kỷ tử: tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, thông qua hoạt động dọn dẹp và giảm sự tạo thành của các gốc tự do – một trong những thủ phạm chính gây nên biến chứng tiểu đường, bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi sự hủy hoại của quá trình tăng đường huyết. (Theo Khoa Dược, trường Đại học Monash, Úc)
🍀Hoài sơn: có chứa các men giúp thủy phân ở đường trong cơ thể, nên có tác dụng làm giảm đáng kể mức độ đường máu ở người bệnh tiểu đường (Theo nghiên cứu của TS,DS. Trần Hữu Dũng tại trường đại học Y dược Huế.)
🍀Khiếm thực: Dựa trên nghiên cứu ở chuột bị đái tháo đường gây ra bởi Streptozotocin cho thấy khiếm thực không chỉ có tác dụng kiểm soát đường huyết mà còn chống oxy hóa, bảo vệ các cơ quan như gan, tim, thận, tụy. (Theo thông tin từ bệnh viện Vinmec).
3. Hoạt động thể chất hàng ngày
Tập thể dục thường xuyên và tham gia các hoạt động thể chất khác làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin, giảm tình trạng kháng insulin, nhờ đó giảm lượng đường trong máu. Tập thể dục cũng giúp chuyển hóa tim mạch, tăng năng lượng, ngủ ngon hơn và giảm viêm nhiễm.
Nhiều người không tập thể dục đều đặn do thiếu thời gian có thể tìm một hoạt động mà bản thân cảm thấy hứng khởi. Đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để giữ động lực và sự tập trung. Chỉ cần làm một vài phút mỗi ngày và làm theo cách của bạn cũng có thể có tác động lớn.
Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân phổ biến gây bệnh tim mạch, thận, thần kinh… Nhưng một điều đáng mừng, có tới 70% trường hợp đái tháo đường type 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng việc tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường luyện tập thể lực. Bên cạnh đó, việc tuân thủ điều trị và kiểm tra sức khỏe thường xuyên góp phần thành công trong kiểm soát bệnh và phòng ngừa các biến chứng do bệnh gây ra.
————
NGŨ CỐC VIỆT ĐÀI – SINCE 1998 – CHUYÊN GIA VỀ NGŨ CỐC
Sản phẩm được phân phối tại các hệ thống siêu thị và cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc